BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh mãn tính, diễn biến có tính chất chu kỳ. Tổn thương là những ổ loét ở niêm mạc dạ dày – tá tràng, ổ loét này có thể xâm lấn sâu hơn qua lớp dưới niêm mạc, vị trí ổ loét ở dạ dày, bờ cong nhỏ, hang vị, môn vị, dạ dày hoặc ở hành tá tràng.
- Nguyên nhân gây bệnh:
- Do sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ như: các chất nhầy, bicarboniat, hệ thống mao mạch, sự toàn vẹn niêm mạc,… với yếu tố phá hủy như: acid HCL, pepsin, vi khuẩn HP, các thuốc chống viêm NSAIDs, rượu bia, thuốc lá, căng thẳng…
- Triệu chứng của bệnh:
- Đau vùng bụng trên rốn ( hay còn gọi là đau vùng thượng vị), cơn đau âm ỉ, đau tức bụng, bỏng rát, hoặc đau quặn và đau có tính chu kỳ trong ngày hoặc trong năm, đau theo nhịp điệu bữa ăn.
- Nếu loét tá tràng thì cơn đau thường sẽ xuất hiện vào lúc đói, ăn vào đỡ đau
- Nếu loét dạ dày bệnh nhân hay đau sau vài giờ, có thể đau vào lúc nữa đêm về sàng, lan ra sau lưng.
- Các triệu chứng khác: đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, chảy máu tiêu hóa, thủng ổ loét, đi ngoài phân đen…
- Với những bệnh nhân hay bị viêm loét dạ dày tái đi tái lại nhiều lần hay không đáp ứng với các thuốc điều trị thì nên đi đến bệnh viện khám, làm các thủ thuật nội soi, chụp XQ, hay xét nghiệm máu, phân để tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh và được bác sĩ kê phác đồ xử lý.
- Điều trị:
- Giảm yếu tố gây loét dựa trên nguyên nhân gây bệnh của từng bệnh nhân
- Tăng cường yếu tố bảo vệ và tái tạo niêm mạc
- Diệt trừ vi khuẩn HP bằng kháng sinh và thuốc diệt khuẩn.
- Thuốc trung hòa acid dịch vị dạ dày
- Thuốc giảm tiết acid dịch vị nhóm kháng Histamin H2. Thuốc giảm tiết acid dịch vị nhóm PPI
- Thuốc bảo vệ niêm mạc và băng bó vết loét
- Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP, chỉ dùng khi bệnh viêm loét dạ dày là do nguyên nhân vi khuẩn HP gây ra
- Lời khuyên:
- Thăm khám định kỳ, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích, đồ cay nóng, rượu, bia, thuốc lá, giảm căng thẳng, không thức đêm.
- Nếu nhiễm HP thì cần đi khám và tuân thủ đúng phác đồ điều trị.