BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh. Dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3-5 và từ tháng 8-9 hằng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
- Nguyên nhân
- Do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71.
- Virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày.
- Virus Enterovirus typ 71 (EV71) gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
- Triệu chứng
- Giai đoạn ủ bệnh 3- 6 ngày
- Giai đoạn khởi phát trong vòng 1-2 ngày với triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, chảy nước bọt nhiều, tiêu chảy.
- Giai đoạn toàn phát: kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như: loét miệng, xuất hiện các vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, đau miệng, dẫn đến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt, trẻ quấy khóc. Phát ban trên đa dạng phỏng nước. Vị trí xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, tồn tại khoảng một tuần, sau đó sẽ để lại vết thâm. Biểu hiện toàn thân như: sốt nhẹ, nôn, trẻ có thể biến chứng viêm đường hô hấp
+ Miệng: xuất hiện những đốm đỏ trên lưỡi và bên trong miệng của trẻ, những đốm này sẽ nhanh chóng chuyển thành mụn nước lớn, màu vàng xám cò viền đỏ. Các bé mắc bệnh có thể kém ăn hoặc bỏ bú vì những mụn nước trong miệng gây sưng đau, khó chịu.
+ Tay chân: xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ nổi trên ngón tay, lưng hoặc lòng bàn tay, lòng bàn chân của bé. Đốm nhỏ này sẽ gây đau và ngứa, sau đó chuyển thành những mụn nước có màu xám ở giữa.
- Giai đoạn lui bệnh: thường từ 3 – 5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
- Điều trị
- Điều trị triệu chứng, theo dõi nhằm phát hiện sớm
- Điều trị sớm biến chứng
- Vệ sinh răng miệng: glycerin borat, denicol,…
- Thuốc bôi tại chỗ: Zytee, Kamistad, su baC
- Thuốc hạ sốt paracetamol, ibuprofen
- Bù nước bằng dung dịch điện giải oresol.
- Bé có thể bị biến chứng sang bệnh viêm đường hô hấp, như viêm amydan, viêm phế quản, viêm mũi, viêm tai,…
- Lời khuyên
- Bổ sung vitamin C, kẽm, thymonodulin, thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ để nhanh hồi phục.
- Bố mẹ cần cho bé đi bệnh viện ngnay khi có dấu hiệu như: sốt cao >= 39 độ, thở nhanh, khó thở, mệt lả, giia65t mình, quấy khóc, khó ngủ, nôn nhiều, co giật, hôn mê.